Đầu tư kinh doanh dự án sân gôn ở Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Ngày nay, các dự án sân gôn hay còn gọi là sân gôn đang là một sân chơi nơi quy tụ của rất nhiều doanh nhân có tiếng như Ông Trịnh Văn Quyết (FLC), Ông Hồ Nhân (Nanogen) và cũng là nơi quy tụ của những nghệ sĩ nổi tiếng và các bóng hồng xinh đẹp có đam mê với môn thể thao quý tộc này chẳng hạn như Á hậu Huyền My, Hiền Hồ, Hương Giang, Kỳ Duyên, Minh Hằng, Trương Quỳnh Anh, MC Nguyễn Hải Anh, Văn Mai Hương…
Chính vì sự hấp dẫn và thu hút như thế, việc đầu tư sân gôn đã và đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và mong muốn xin thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh sân gôn ở các địa phương (“Dự Án Sân Gôn”). Vậy, để đầu tư xây dựng Dự Án Sân Gôn, nhà đầu tư cần phải quan tâm đến các điều kiện sau:
- Điều kiện sử dụng đất để thực hiện Dự Án Sân Gôn;
- Điều kiện xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn;
- Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện Dự Án Sân Gôn; và
- Điều kiện kinh doanh sân gôn.
Ngoài những điều kiện trên đây, Nhà đầu tư thực hiện Dự Án Sân Gôn khi đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn phải tuân theo với các nguyên tắc sau:
- Hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ, du lịch, thể thao; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa hình thức vui chơi, giải trí, phát triển thể lực, sức khỏe cộng đồ
- Việc thực hiện Dự Án Sân Gôn không được làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, an sinh xã hội của người bị thu hồi đất để xây dựng sân gôn.
- Đất sử dụng để xây dựng sân gôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng các điều kiện, thủ tục theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường và pháp luật có liên quan.
Trên cơ sở những điều kiện và nguyên tắc kể trên, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục xin Chấp Thuận Chủ Trương Đầu Tư hoặc xin Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư đối với dự án thuộc trường hợp phải xin Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tuỳ thuộc vào quy mô của Dự Án Sân Gôn, Cơ Quan Cấp Phép có thể là Thủ Tướng Chính Phủ, Quốc Hội hoặc UBND cấp tỉnh) (“Cấp Phép Đầu Tư Dự Án”).
Thời hạn để Cấp Phép Đầu Tư Dự Án theo luật định tổng cộng là sáu mươi tám (68) ngày làm việc kể từ ngày Cơ Quan Cấp Phép nhận đầy đủ hồ sơ xin Cấp Phép Đầu Tư Dự Án của Nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian để Cấp Phép Đầu Tư Dự Án có thể kéo dài hơn tuỳ thuộc vào quá trình thẩm định hồ sơ của nhà đầu tư thực hiện Dự Án Sân Gôn.
Sau khi được Cấp Phép Đầu Tư Dự Án, nhà đầu tư sẽ phải hoàn thành các thủ tục đất đai, xây dựng, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật cũng như là thực hiện chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trên đây là tổng quan quy định pháp luật về đầu tư kinh doanh Dự Án Sân Gôn, vui lòng liên hệ chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào tại finnnguyen@ivlf-lawyer.com hoặc truy cập website www.ivlf-lawyer.com